Posted Dec 31, By Jinn
Namtech Chính Thức Gia Nhập BNI – Cơ Hội Kết Nối và Phát Triển Bền Vững
Ngày 30/12/2024, Namtech tự hào thông báo về việc chính thức trở thành thành viên mới của tổ ch�...
Menu
Posted Jun 25, By Maketing Namtech
Khi chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về một hệ thống quản lý toàn diện cũng trở thành ưu tiên hàng đầu. ERP - hệ thống hoạch định nguồn lực đã trở thành lựa chọn chiến lược của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ERP là gì? Có phù hợp với mô hình của doanh nghiệp bạn không? Và làm sao để triển khai hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ bản chất của ERP, các lợi ích cốt lõi, xu hướng vận hành năm 2025 và kinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp Việt.
ERP (Enterprise Resource Planning) hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một nền tảng phần mềm giúp tích hợp và quản lý các quy trình cốt lõi của doanh nghiệp trong một hệ thống duy nhất. Thay vì mỗi phòng ban sử dụng một phần mềm riêng biệt, ERP kết nối các bộ phận như tài chính, bán hàng, kho vận, nhân sự, sản xuất, ... vào một luồng dữ liệu thống nhất.
Điểm mấu chốt của ERP không nằm ở công nghệ mà ở việc chuẩn hóa quy trình, chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực và ra quyết định dựa trên thông tin chính xác. Đây là lý do vì sao ERP không chỉ dành cho các tập đoàn lớn mà ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mở rộng quy mô.
ERP không vận hành riêng biệt như những phần mềm kế toán, CRM hay quản lý kho thường chỉ giải quyết một bài toán cụ thể, điều này thường dẫn đến:
Ngược lại, ERP được thiết kế để loại bỏ sự rời rạc bằng cách tích hợp toàn bộ chức năng vận hành vào một nền tảng duy nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp theo dõi dữ liệu xuyên suốt, phát hiện vấn đề kịp thời, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất.
Một trong những giá trị rõ rệt nhất của ERP là chuẩn hóa và tự động hóa quy trình, giúp loại bỏ các thao tác thủ công, giảm trùng lặp và hạn chế sai sót trong vận hành. Các công việc như xử lý đơn hàng, xuất hóa đơn, kiểm soát tồn kho hay theo dõi công nợ đều được xử lý mượt mà trên cùng một nền tảng, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí nhân sự đáng kể.
ERP cho phép truy xuất dữ liệu theo thời gian thực và đồng nhất giữa các bộ phận. Điều này giúp ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá hiệu suất, dòng tiền, tình trạng đơn hàng hay năng lực sản xuất, tất cả đều hiển thị trên dashboard báo cáo trực quan.
ERP tập trung dữ liệu từ kho hàng, đơn hàng đến lịch sử mua sắm, giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng nhanh hơn và cá nhân hóa trải nghiệm tốt hơn. Chẳng hạn khi khách đặt hàng, hệ thống ERP sẽ tự động kiểm tra tồn kho, đề xuất sản phẩm liên quan và cập nhật tiến độ giao hàng theo thời gian thực nhằm giảm sai sót và tăng sự hài lòng.
Không giống các phần mềm đơn lẻ thường “đuối sức” vì thiếu khả năng tích hợp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô. ERP được xây dựng để mở rộng theo từng giai đoạn phát triển từ thêm chi nhánh, tăng nhân sự, tích hợp nhiều kênh bán hàng đến cả liên kết với đối tác bên ngoài. ERP đóng vai trò như một nền tảng tích hợp toàn diện giúp doanh nghiệp phát triển mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống từ đầu.
ERP hoạt động trên nguyên tắc dữ liệu tập trung, ở mọi module (bán hàng, kho, tài chính, nhân sự…) đều truy cập và cập nhật trên cùng một cơ sở dữ liệu. Khi một giao dịch được tạo ra ở một bộ phận, dữ liệu liên quan sẽ tự động đồng bộ và hiển thị theo thời gian thực ở các bộ phận liên quan.
Ví dụ: Khi bộ phận bán hàng tạo đơn hàng, thông tin sẽ ngay lập tức được đồng bộ đến: kho vận (kiểm tra và xuất hàng), kế toán (ghi nhận doanh thu), vận chuyển (lên lịch giao hàng), và chăm sóc khách hàng (theo dõi trạng thái đơn), tất cả diễn ra tự động, không cần chuyển file hay gửi email nội bộ.
Hệ thống ERP không chỉ lưu trữ dữ liệu, mà còn đóng vai trò là “bộ não vận hành” cho doanh nghiệp. Hệ thống cho phép thiết lập các quy trình chuẩn từ bán hàng, mua hàng, sản xuất đến kế toán theo luồng xử lý thống nhất, có thể tùy biến theo đặc thù từng doanh nghiệp.
Khi các bước trong quy trình được định nghĩa rõ, hệ thống sẽ tự động hóa các tác vụ lặp lại như: tạo phiếu xuất kho, gửi hóa đơn, đối chiếu công nợ, nhắc việc phê duyệt,… giúp giảm thiểu sai sót.
Để hình dung rõ hơn, hãy xét một quy trình phổ biến: xử lý đơn hàng COD (thanh toán khi giao hàng), thường xuất hiện trong bán lẻ và e-commerce.
Bước 1: Nhân viên nhập thông tin khách hàng và tạo đơn hàng trong module bán hàng. Hệ thống tự động kiểm tra tồn kho qua module quản lý kho. Nếu sản phẩm còn hàng, thông tin sẽ quay lại module bán hàng để tạo phiếu giao và sắp xếp vận chuyển.
Bước 2: Khi khách nhận hàng, hệ thống chuyển sang module tài chính để ghi nhận khoản phải thu, đồng thời tạo hóa đơn gửi cho khách.
Bước 3: Khi công ty nhận thanh toán từ đơn vị giao hàng, kế toán ghi nhận giao dịch trong module quản lý tiền mặt. Doanh thu tự động đối chiếu với tài khoản ngân hàng và phản ánh vào báo cáo tài chính.
Toàn bộ quy trình được xử lý liền mạch, không cần chuyển dữ liệu thủ công giữa bộ phận bán hàng, kho và kế toán. Nếu doanh nghiệp cấu hình tự động, hệ thống sẽ tự điền các trường dữ liệu lặp lại, đồng thời cập nhật các bản ghi liên quan trên toàn hệ thống để đảm bảo chính xác và nhất quán. Điều này tạo ra sự khác biệt: từ một hành động nhỏ ở khâu đầu tiên, mọi dữ liệu liên quan được luân chuyển tự động, đồng bộ và minh bạch.
Đọc thêm: Những điều cần lưu ý trước khi chọn ERP
Cloud ERP là hệ thống ERP vận hành trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép doanh nghiệp truy cập từ xa qua internet mà không cần hạ tầng máy chủ tại chỗ. Thay vì cài đặt cồng kềnh, Cloud ERP giúp triển khai nhanh, linh hoạt mở rộng và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
Năm 2025, xu hướng này tăng mạnh khi doanh nghiệp cần vận hành linh hoạt, làm việc từ xa và tích hợp với các nền tảng số. Cloud ERP đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ giảm chi phí bảo trì, tự động cập nhật và không cần đội ngũ IT nội bộ.
ERP hiện đại không chỉ là hệ thống quản lý, mà còn là nền tảng ra quyết định. Việc tích hợp AI và tự động hóa đang giúp doanh nghiệp dự báo tồn kho, phân tích hành vi khách hàng, phát hiện bất thường kế toán hay tối ưu lịch trình sản xuất.
Thêm vào đó, dữ liệu thời gian thực (real-time data) cho phép lãnh đạo ra quyết định nhanh hơn, dựa trên số liệu luôn được cập nhật thay vì báo cáo chậm trễ nhiều ngày. Sự kết hợp giữa ERP, AI và automation tạo ra một hệ thống "sống" phản ứng nhanh với sự thay đổi thị trường.
Với sự phát triển mạnh của bán hàng đa kênh (omni-channel), doanh nghiệp không thể quản lý hiệu quả nếu hệ thống ERP không kết nối trực tiếp với các nền tảng e-commerce như Shopify, Lazada, Shopee, TikTok Shop,...
Việc tích hợp với e-commerce, các quy trình từ đơn hàng, kho vận, vận chuyển, chăm sóc khách hàng đến kế toán đều được tự động hóa và đồng bộ theo thời gian thực giúp giảm lỗi, tăng tốc độ xử lý và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đây là bước chuyển quan trọng giúp doanh nghiệp thương mại điện tử thoát khỏi mô hình thủ công rời rạc và tiến tới vận hành chuyên nghiệp.
Không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn, ERP mã nguồn mở (như Odoo) và nền tảng low-code/no-code đang mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ERP với chi phí hợp lý hơn, tùy biến dễ hơn và thời gian triển khai rút ngắn. Các nền tảng này cho phép doanh nghiệp tự điều chỉnh quy trình, tích hợp hệ thống bên ngoài hoặc phát triển module mới mà không cần đầu tư mạnh cho đội ngũ kỹ thuật. Khi nguồn lực hạn chế không còn là rào cản, SMEs có thể bắt đầu bài bản ngay từ đầu để tăng trưởng dài hạn.
Theo báo cáo Vietnam Enterprise Resource Planning Market Report 2023, thị trường ERP tại Việt Nam đạt giá trị khoảng 49,4 triệu USD năm 2024 và dự báo đạt 81,3 triệu USD vào 2030, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) khoảng 8,5% . Đây là dấu hiệu rõ ràng về nhu cầu ngày càng cao từ phía doanh nghiệp – đặc biệt trong các lĩnh vực bán lẻ, phân phối và sản xuất.
Tại Namtech, chuyên gia của chúng tôi cũng đã nhận định rằng: “ERP hiện không còn là công cụ ops mà là nền tảng chiến lược, giúp doanh nghiệp Việt chuẩn hóa vận hành, đồng bộ dữ liệu và sẵn sàng kết nối mở rộng với hệ sinh thái số.”
Và kết quả thực tế cũng đã chứng minh điều đó: nhiều doanh nghiệp áp dụng ERP đã giảm 30–40% thời gian xử lý đơn hàng, đồng thời giảm thất thoát tồn kho đến 20% và cải thiện chính xác báo cáo tài chính.
Không phải cứ triển khai ERP là thành công. Các doanh nghiệp Việt ứng dụng hiệu quả thường có điểm chung: xác định rõ mục tiêu, lựa chọn giải pháp phù hợp với ngành nghề, có cam kết từ lãnh đạo và đào tạo người dùng bài bản. Bài học lớn nhất không nằm ở công nghệ, mà ở tư duy: ERP là dự án chuyển đổi vận hành, không chỉ là phần mềm.
Có khá nhiều nhà cung cấp hệ thống ERP trên thị trường hiện nay, hầu hết đều cung cấp tùy chọn triển khai tại chỗ (on-premise) và trên nền tảng đám mây (cloud). Những cái tên dẫn đầu toàn cầu gồm Microsoft, Oracle, Infor và SAP nổi bật nhờ danh mục sản phẩm toàn diện, đáp ứng gần như mọi nghiệp vụ.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm vừa và nhỏ thì bài toán hiệu quả đầu tư, tốc độ triển khai, và khả năng tùy chỉnh linh hoạt lại là yếu tố quyết định. Các nền tảng mã nguồn mở như Odoo đang ngày càng được ưa chuộng nhờ chi phí hợp lý, dễ mở rộng và phù hợp với đặc thù vận hành nội địa.
👉 Tại Namtech chúng tôi cung cấp giải pháp triển khai ERP dựa trên Odoo kết hợp tư vấn quy trình, tích hợp e-commerce, vận hành đa kênh và dữ liệu thời gian thực giúp doanh nghiệp không chỉ quản lý toàn diện mà còn sẵn sàng tăng trưởng bền vững.
Khám phá giải pháp ERP của Namtech TẠI ĐÂY
Posted Dec 31, By Jinn
Ngày 30/12/2024, Namtech tự hào thông báo về việc chính thức trở thành thành viên mới của tổ ch�...
Posted Mar 12, By Admin
Before you decided to start your business, you must have a marketing strategy to hold your target customer. And actually...
Posted Dec 7, By Admin
You are living in the era of the industry 4.0 where all technological applications have witnessed a strong growth – th...
Posted Sep 19, By Admin
You are a technology enthusiast, you love to explore, you want to create a website for yourself. But you do not know any...